[Dịch] Hiệu ứng Akrasia: Vì sao chúng ta không làm những gì chúng ta đã lập kế hoạch và cách để vượt qua tình trạng này.

Hà Nội mùa bão rớt. Gọi là bão rớt vì mùa nắng chưa qua, mùa lạnh còn xa mới tới, không còn những cơn mưa mùa hạ, không gian lặng lờ, nhiệt độ thì không cao nhưng bầu không khí nhiều ẩm ướt, dễ làm cho người ta bức bối. Trời cứ lặng tờ như trước những cơn bão. Cũng không khí này, mấy cơn bão đã kéo về, cũng may là vào đến đất thì thành áp thấp. Thời tiết cứ trùng trình để mình có cớ đổ lỗi cho mấy dự án cứ trì hoãn mãi, muốn làm cho xong mà cứ lửng lơ ở vòng gửi xe. Tiếng Anh gọi tình trạng này là procrastination. Bạn chắc chắn cũng sẽ có những lúc như thế, biết rằng mình cần làm một việc gì đó nhưng cứ lẫn lữa, rồi lại làm việc khác; mình dám chắc vậy bởi vì đến các vĩ nhân cũng không ngoại lệ. Tìm một lý do để biện minh cho tình trạng của mình và cách để vượt qua nó. Đây là một bài viết khác trích từ cuốn sách Atomic Habits, mình dịch từ blog JamesClear.com Continue reading “[Dịch] Hiệu ứng Akrasia: Vì sao chúng ta không làm những gì chúng ta đã lập kế hoạch và cách để vượt qua tình trạng này.”

Tại sao cố gắng hoàn hảo sẽ không giúp bạn đạt được mục tiêu đề ra (Và cách nào sẽ được)?

Mr. Hoàn Hảo sẽ là kẻ ngáng đường lớn nhất ngăn cản bạn đi đến thành công trong bất kỳ lĩnh vực gì. Học tiếng Anh cũng không ngoại lệ. Nói chưa chuẩn, thế là bạn không chịu mở miệng, đến bao giờ nói chuẩn mình sẽ nói, … bla… bla.. bla… Viết chưa hay, bạn sẽ học cách viết chứ không tự bắt tay vào viết thực sự…. Trong khi con đường đúng để thành công là thử – sai – sửa – sửa nữa – cho đến khi thành công. Vậy nên mục tiêu của chúng ta không phải là cố gắng hoàn hảo mà là cố gắng không hoàn hảo. Continue reading “Tại sao cố gắng hoàn hảo sẽ không giúp bạn đạt được mục tiêu đề ra (Và cách nào sẽ được)?”

Làm thế nào để tạo dựng một thói quen mới và hướng dẫn dành cho bạn.

Tháng 9 mùa đã sang thu, sỹ tử đã tựu trường, tuần trước mới lên thăm chỗ ở nội trú của cô cháu mới nhập học Đại học. Nhớ lại tuổi 19 của mình, cũng mùa thu năm ấy, một mùa thu đẹp và đáng nhớ nhất của cuộc đời của bất kỳ một ai, khi lần đầu tiên rời gia đình tụ họp đến một thành phố xa lạ để học tập. Lời khuyên cho các bạn đi sau là hãy đăng ký ngay một khóa học ngoại ngữ khi mới chân ướt chân ráo nhập trường. Hồi đó, tiếng Anh của mình khi bước vào trường Luật là con số 0 tròn trĩnh, vì phổ thông mình học tiếng Nga. Sang năm thứ 2 thì mình thi sang trường Ngoại ngữ và may mắn đậu. Thế là học 2 trường.  Continue reading “Làm thế nào để tạo dựng một thói quen mới và hướng dẫn dành cho bạn.”

6 kỹ năng để nói tiếng Anh tốt

Bạn đã biết luyện tập có chủ đích – deliberate practice? Có phải là “Practice make perfect” – luyện tập sẽ mang lại kết quả hoàn hảo?

Nếu bạn tìm hiểu kỹ về các lý thuyết học tập như: kaizen – cải tiến và tiến bộ liên tục; luyện tập có chủ đích – deliberate practice; lý thuyết thụ đắc ngôn ngữ – language acquisition… nhiều lý thuyết quá có thể làm bạn mất phương hướng, nhưng rốt cuộc chúng thực ra cũng chỉ là một mà thôi. Hay nói cách khác, mỗi lý thuyết đó là một góc nhìn đối với cơ chế chúng ta học tập và tiến bộ như thế nào mà thôi. Continue reading “6 kỹ năng để nói tiếng Anh tốt”

Lợi ích lớn nhất của việc học một ngoại ngữ

Trích cuốn sách: Influent forever – Thành thạo ngoại ngữ mãi mãi, tác giả: Gabriel Wyner  Dịch giả: Nguyễn Tiến Đạt

charlemagne1-2x

Vượt hơn tất cả những lợi ích kinh tế và tinh thần của việc học ngoại ngữ là kho báu lớn nhất trong tất cả: học ngoại ngữ tốt cho tâm hồn của bạn. Nó kết nối bạn với những con người mới và một nền văn hóa mới theo những cách bạn không bao giờ có thể tưởng tượng được. Continue reading “Lợi ích lớn nhất của việc học một ngoại ngữ”

Practice Doesn’t Make Perfect – Không phải cứ bỏ công mài sắt là nên kim.

Bạn có trong tình trạng này: học tiếng Anh nhiều, luyện tập nhiều, cày từ mới cả đêm, cắm tai nghe suốt ngày, mà vẫn tiến bộ CỰC KỲ CHẬM, thậm chí không tiến được xăng-ti-mét nào luôn. Trong kỷ nguyên 4.0 này, chả nhẽ cứ như lời các cụ dặn, cứ ngồi mài sắt đi, mài mãi rồi sẽ nên kim thôi?

Đương nhiên, lời các cụ dạy không thể sai được, nhưng xem “con nhà người ta” kìa, 15 tuổi mà bắn tiếng Anh như liên thanh. Mình còn phải làm việc khác nữa chứ, chả nhẽ dành cả thanh xuân chỉ để học nói tiếng Anh thế này thôi sao?

Continue reading “Practice Doesn’t Make Perfect – Không phải cứ bỏ công mài sắt là nên kim.”

Quy tắc 80/20 trong học ngữ âm.

Trời đang sang thu, những cơn Ngâu cuối mùa đang cố níu những nhịp cầu Ô thước cho Ngưu Lang – Chức Nữ đoàn tụ những ngày ít ỏi trong năm. Cuối tuần, ngồi sửa lỗi trong series Chuyện phát âm, thấy rằng đúng ra tên của nó chính xác hơn phải là Series ngữ âm. Nói là phát âm cũng đúng, nhưng chính xác hơn so với nội dung series thì nên gọi là ngữ âm, nền tảng của phát âm. Continue reading “Quy tắc 80/20 trong học ngữ âm.”

Ambition and Insecurity – Tham vọng và bất an.

Một buổi sáng suy tư, cảm thấy có nhiều suy triết về cuộc sống, dịch bài Ambition and Insecurity website livingwithconfidence.net.

Tham vọng và cảm giác bất an.

Không quan trọng là bạn đã làm việc bao nhiêu, sẽ luôn luôn có một cảm giác là bạn chưa làm đủ. Bởi vì chúng ta biết rằng khả năng của chúng ta có thể làm nhiều hơn thế. Và chúng ta không bao giờ cảm thấy đủ bình an trong thế giới này, vì cuộc sống quá đỗi dễ đổ vỡ. Continue reading “Ambition and Insecurity – Tham vọng và bất an.”

Quy tắc trọng âm theo tiền tố

Tiền tố là một cách gọi khác cho tiếp đầu tố. Quy tắc nhấn trọng âm theo tiền tố đơn giản thế này:

  1. – Historical prefix (tiền tố có thể phân tách) không bao giờ nhấn âm.
  2. – Contemporary prefix (tiền tố không thể phân tách) có thể nhấn âm nhưng rất hiếm gặp.
  3. – Đặt trọng âm theo QUY TẮC THÔNG THƯỜNG, khi tính số âm tiết của từ thì không tính âm tiết của tiền tố.

Nếu bạn chưa xem các phần trước, thì nên xem qua nhé:Xem full về serie chuyện trọng âm